Sign in Register
Welocome! Login in to Your Accont
Register for Your Account
0866.04.05.06
dulichthienkim@gmail.com
Teambuilding
TEAMBUILDING

- Team Building có nghĩa là “Xây dựng đồng đội”. Bản chất, nó là một khóa học hoặc một cuộc thi có các trò chơi cho những người tham gia trải nghiệm các tình huống, thử thách đã được sắp xếp sẵn để họ rút ra những bài học thực tiễn nhằm điều chỉnh thái độ và hành vi khi làm việc chung với nhau.
- Mục tiêu cuối cùng của Team Building là giúp các thành viên tham gia cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Bởi cốt lõi của một tập thể phát triển vững mạnh đó chính là sự gắn kết giữa các thành viên, làm sao để mỗi người trong tổ chức đều cảm thấy bản thân có giá trị và quan trọng.
- Để đạt được những Mục tiêu của làm việc nhóm (teamwork) đòi hỏi kịch bản và nhà tổ chức phải cho khách hàng nhận thấy được 5 giai đoạn Rất quan trọng trong hoạt động do mình triển khai: Forming – Storming – Norming – Performing – Closed. Từ đó Forcus vào nội dung của chương trình, rút ra những bài học cũng như truyền đi những thông điệp.

KHI NÀO DOANH NGHIỆP CẦN TỔ CHỨC TEAMBUILDING ?

Sau nhiều năm làm việc. Chúng tôi nhận thấy có 6 thời điểm (bối cảnh) mà Doanh nghiệp thường lựa chọn để tổ chức hoạt động Team Building.

Một kỳ nghỉ hoặc một chuyến Company Trip
Hình thức tổ chức dành cho đối tượng này rất đơn giản bởi thông thường khách hàng chỉ có yêu cầu CHUNG CHUNG như: Chương trình phải teamwork; gắn kết mọi người hay đại ý là tạo mọi người vui vẻ, đoàn kết…
Khi nhóm mới được thành lập

Có thể xuất phát từ nhu cầu phát triển, mở rộng quy mô của công ty mà các bộ phận mới ra đời để đáp ứng. Thông qua các hoạt động Team, người quản lý muốn những nhóm mới này hòa nhập nhanh chóng vào guồng máy vận hành của đơn vị mình.
Một tổ chức với quy mô lớn:

Ví như đơn vị có quy mô, mạng lưới trải khắp toàn Quốc, sang tận Khu vực và nhiều nước trên Thế giới. Do đặc tính “vùng miền” nên họ cần các hoạt động Team nhằm truyền tải nhất thể những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình.
Nhân viên có dấu hiệu không tích cực, có những mâu thuẫn nội bộ:
Thường cái này hay xảy ra ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (chứ trong các tập đoàn lớn đứa nào chán nản, tiêu cực trong suy nghĩ là họ không có nói nhiều). Qua các hoạt động Team, lãnh đạo muốn phá vỡ rào cản giữa các phòng ban. Giúp bộ phận này hiểu hơn về công việc của bộ phận khác và truyền thông điệp “muốn đi xa hãy đi cùng nhau”
Sản phẩm mới được ra đời:

Không ai bán hàng tốt hơn người trong công ty. Thay vì quen với các sản phẩm cố hữu trước đó. Công ty muốn thông qua các hoạt động thực tế nhân viên sẽ biết nhiều hơn và yêu thích hơn các sản phẩm mới của đơn vị mình. Sản phẩm mới ra đời cũng là cơ hội để lãnh đạo công ty khẳng định vai trò của sáng tạo và khuyến khích những ý tưởng đột phá từ nhân viên.
Chọn người lãnh đạo tương lai:

Thường thì lãnh đạo sẽ “tham gia cầm chừng” trong các hoạt động Team. Họ sẽ dành nhiều thời gian để “lặng lẽ” quan sát nhân viên của mình rồi đánh giá, cân nhắc chọn lựa cho các vị trí quan trọng khác nhau của công ty.
HIỆU QUẢ TEAM BUILDING
Tạo cho các thành viên quen dần với việc tập trung vào mục tiêu chung.
Tạo cơ hội tiếp xúc những điều mới mẻ.
Đối với những tổ chức quy mô nhân viên lên tới hàng trăm, hàng nghìn người thì đây là cơ hội để mọi người được gặp sếp, gặp đồng nghiệp và tiếp xúc với họ.
Hỗ trợ truyền thông nội bộ đưa thông tin mới đến với mọi người.
Sự giao tiếp giữa các thành viên trong tổ chức càng trở nên thân thiện hơn.
Giúp các thành viên hiểu nhau hơn và mở rộng quan hệ.
Giúp mọi người quen dần với việc đối mặt với hiện thực và phát huy sự sáng tạo, nỗ lực giành chiến thắng trong mọi khó khăn, thử thách
Khi đã hiểu nhau thì làm việc với nhau dễ dàng và mọi người có thể bỏ qua các lỗi nhỏ để đạt được mục tiêu lớn hơn